Giai đoạn 6 năm đầu đời là khoảng thời gian mà tất cả các kỹ năng nền tảng của trẻ bắt đầu phát triển. Vậy đâu là những kỹ năng sống Mầm non ba mẹ cần dạy cho trẻ? Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu những kỹ năng phát triển quan trọng nhất đối với trẻ Mầm non là gì nhé!
7 kỹ năng sống cần thiết ba mẹ nên dạy trẻ từ sớm
Dưới đây là top 7 kỹ năng sống Mầm non quan trọng ba mẹ nên dạy cho trẻ ngay từ giai đoạn sớm:
Kỹ năng nhận thức trực quan
Nhận thức trực quan là khả năng diễn giải những gì não bộ đang nhìn thấy. Đây là một trong những kỹ năng sống Mầm non rất quan trọng để trẻ có thể học tập hiệu quả. Ba mẹ và giáo viên có thể rèn luyện cho trẻ thông qua một số hoạt động như:
- Cho trẻ xem một vài đồ vật, sau đó che lại và yêu cầu trẻ gọi tên các đồ vật đó (phát triển trí nhớ hình ảnh)
- Phát hiện sự khác biệt trong hai bức tranh tương tự (phát triển khả năng phân biệt thị giác).
- Ghép, sắp xếp và phân loại các hình dạng, khối, hạt,…
- Tạo một bức tranh bằng cách sử dụng các hình cắt cơ bản hoặc bức tranh màu sắc từ các loại hạt,…
Kỹ năng sống Mầm non – Kỹ năng nhận thức thính giác
Nhận thức thính giác là khả năng giải thích và gắn ý nghĩa với âm thanh. Nó rất quan trọng cho việc đọc, đánh vần và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ba mẹ và giáo viên có thể rèn luyện cho trẻ thông qua một số hoạt động như:
- Dạy cho con học nhiều vần điệu, bài thơ và bài hát.
- Chơi trò chơi với các từ có vần điệu (phát triển khả năng phân biệt thính giác).
- Chơi trò chơi phân biệt tiếng kêu của các loài động vật
- Cho trẻ làm quen với các loại nhạc cụ
Kỹ năng lắng nghe
Đây là kỹ năng sống Mầm non liên quan đến nhận thức thính giác giúp trẻ có thể hiểu và lắng nghe mọi người xung quanh, từ đó trẻ có thể bình tĩnh và dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh. Học nghe là một kỹ năng rất quan trọng, ba mẹ và giáo viên có thể rèn luyện cho trẻ bằng cách:
- Chơi các trò chơi tập trung vào việc chăm chú lắng nghe thông tin
- Nói một chuỗi các vấn đề/công việc và khuyến khích con thực hiện tất cả theo thứ tự.
- Vỗ một chuỗi hoặc tạo một loạt âm thanh trên trống và yêu cầu con bạn lặp lại.
Kỹ năng ngôn ngữ
Quá trình phát triển ngôn ngữ liên quan đến khả năng nghe và nói. Trẻ em phải phát triển kỹ năng nói để dễ dàng học đọc và viết sau khi lên lớp 1, khám phá cuộc sống xung quanh, truyền đạt thông tin, giao tiếp xã hội, bày tỏ cảm xúc và vui chơi.
Ba mẹ và giáo viên có thể thực hiện một số hoạt động này để giúp trẻ phát triển kỹ năng sống Mầm non cần thiết này:
- Nói chuyện với con thường xuyên để phát triển kỹ năng nói (ngữ pháp, từ vựng,…
- Thảo luận về 1 ngày của con tại ở trường, các sự kiện, hỏi thăm về bạn bè của con…
- Trò chuyện thường xuyên về các chủ đề thú vị, giúp con phát triển trí tưởng tượng và học được nhiều từ vựng mới.
- Đặt ra nhiều câu hỏi để khơi gợi ý kiến cá nhân của trẻ.
Kỹ năng sống Mầm non – Kỹ năng vận động thô
Trẻ em phát triển các cơ lớn trước các cơ nhỏ. Những năm đầu đời của trẻ nên có nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng vận động thô này.
Một số hoạt động để trẻ có thể phát triển kỹ năng vận động thô như:
- Các trò chơi ngoài trời, vượt chướng ngại vật, trò chơi leo núi,…
- Chơi trò đuổi bắt cùng bạn bè
- Tập thể dục, nhảy múa theo các bài hát
Kỹ năng vận động tinh
Các hoạt động vận động tinh giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp giữa các giác quan và bộ phận trên cơ thể. Điều này rất quan trọng cho việc học viết sau này của trẻ cũng như tăng khả năng nhạy bén, khéo léo,….
Trẻ bước vào độ tuổi Mầm non đã có thể phát triển tốt các kỹ năng vận động tinh như: chúng có thể cắt, cầm bút chì giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, mặc quần áo, tự phục vụ bản thân và thực hiện các kỹ năng quan trọng khác.
Ba mẹ và cô giáo có thể khuyến khích để trẻ phát triển Kỹ năng sống Mầm non này thông qua các hoạt động như:
- Các hoạt động nghệ thuật với các công cụ và phương tiện đa dạng (sơn, phấn, sáp màu, cọ lớn…)
- Một số hoạt động thủ công như: Cắt , dán, xé dán, xếp hạt…
- Tham gia vào các tiết khoa học như: Làm thí nghiệm vui, lắp ráp mô hình…
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Sáng tạo là một kỹ năng quan trọng phải được kích thích và trau dồi theo thời gian. Sáng tạo không chỉ liên quan đến nghệ thuật, mà còn về tư duy và giải quyết vấn đề, tất cả đều là những kỹ năng cần thiết trong suốt cuộc đời.
Ba mẹ có thể đặt nhiều câu hỏi trong thời gian kể chuyện để phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao. Chẳng hạn như các câu hỏi về dự đoán kết quả, cách một nhân vật có thể giải quyết vấn đề, hành động đó sẽ dẫn đến kết quả gì (nguyên nhân và kết quả)…
Con rèn luyện kỹ năng sống Mầm non tại Pathway Tuệ Đức
Bên cạnh chương trình đào tạo chất lượng, hiệu quả, học sinh Mầm non tại Pathway Tuệ Đức còn được trang bị những kỹ năng cần thiết từ giai đoạn sớm. Tại đây, trẻ được hình thành và hoàn thiện các kỹ năng sống thiết yếu trong môi trường khích lệ thông minh cảm xúc với sự bổ trợ quan trọng của các bộ môn kỹ năng:
- Cảm thụ Âm nhạc – nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
- Phát triển thể chất – con rèn luyện thói quen vận động mỗi ngày
- Làm quen với môi trường nước – giúp con hình thành các phản xạ với nước.
Bên cạnh đó, con còn được trải nghiệm và làm quen sớm với các bài học kỹ năng sống. Qua đó, trẻ không chỉ rèn luyện sự khéo léo, phát triển vận động thô – vận động tinh mà còn biết cách bảo vệ bản thân, nhận biết và giải quyết tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là những kỹ năng sống Mầm non quan trọng mà ba mẹ cần trang bị cho trẻ ngay từ sớm. Quý phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm về chương trình học tập hạnh phúc của bậc Mầm non tại Pathway Tuệ Đức có thể truy cập vào website hoặc liên hệ theo địa chỉ:
- Văn phòng Tuệ Đức trung tâm, 111 Lương Định Của, P. An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Email: info@pathway.edu.vn
- Hotline: 19006462
- Website: https://pathway.edu.vn/
>> Xem thêm: Trường Tuệ Đức TP. HCM có những chương trình rèn luyện nào?
KẾT NỐI CÙNG PATHWAY TUỆ ĐỨC